Wednesday, 13 November 2024

CÁCH DCA TRUNG BÌNH GIÁ ĐỂ CÓ LỢI NHUẬN

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn diễn biến khó lường, giật lên, giật xuống mạnh giống như chỉ báo tham lam và sợ hãi thời gian qua. Bài viết dưới đây tôi viết để củng cố niềm tin cho bản thân và cho những nhà đầu tư đang đu đỉnh và còn vốn nhàn rỗi nhưng chưa dám mua thêm DCA trung bình giá vì sợ lại giảm thêm.

Tôi đã từng chia sẻ câu chuyện tôi DCA trung bình giá một vài dự án coin khi đã chia 5, chia 10 và có kết quả tốt. Cụ thể tôi cũng từng đầu tư theo cách thấy đồng coin nào giảm nhiều ngày liên tiếp, có những ngày giảm 30% và tạo mức đáy thấp nhất mọi thời đại là tôi quyết định mua vào bắt đáy với tất cả số vốn đang có, vài giờ sau đồng coin đó hồi lên 10 đến 20% nhưng tôi không chốt vì trong đầu luôn nghĩ nắm giữ dài hạn và khi nào X2 mới chốt gốc, cái sai bắt đầu tư đây. Ngày hôm sau khi đóng nến ngày hôm qua về lại vùng giá tôi mua thì đồng coin đó lại tiếp tục giảm thêm 15%, tôi lại chuyển tiền nhàn rỗi đang có vào mua usdt để tiếp túc mua tiếp và cách đầu tư cứ như vậy, giảm 10 đến 30% tôi lại mua và đến lúc tôi hết tiền thì cũng là lúc đồng coin đó của tôi bắt đầu chia 3, tiếp theo chia 5 và vài tháng sau khi tôi quay lại thì chia 10. Mất niềm tin vào bản thân vô cùng trong giai đoạn này.

Cách sửa sai, sau thời gian vài tháng không theo dõi thị trường thì tôi cũng tập trung kiếm tiền thị trường truyền thống và tích cóp thêm được ít vốn nhàn rỗi và cũng thời điểm đó thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ khi giá đi ngang trong 2 tháng liên tiếp và tôi cũng quyết định mua DCA thêm với mức giá trung bình đồng coin đó tôi chỉ còn chia 2, tức chỉ cần X2 giá hiện tại thì tôi sẽ về bờ.

Bài học rút ra từ những dự án coin tôi đầu tư trước đó là:

1. Tôi đã biết cách chia vốn thành nhiều phần từ bé đến lớn. Vì nếu không có kế hoạch chia vốn từ bé đến lớn thì khi bạn không may all-in và đu đỉnh thì rất khó để DCA trung bình giá do số vốn đã quá lớn, còn nếu bạn chia vốn thành nhiều phần từ bé đến lớn và sử dụng các phần vốn từ bé đến lớn sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng để bạn có thể DCA trung bình giá tốt hơn.

2. Tôi đã biết cách chờ đợi các vùng giá tốt nhất để mua vào. Đó là khi giá tích luỹ và đi ngang trong nhiều tháng. Khi bạn mua hết 50% vốn ban đầu và bạn đang chia 3 tức số vốn bạn còn 16,6%, khi 50% vốn của bạn chia 10 tức số vốn bạn cò 5%. Nếu thời điểm số vốn đang chia 10 khớp với điều kiện giá tích luỹ đi ngang trong nhiều tháng thì bạn mua thêm 50% vốn còn lại, tức tổng vốn bây giờ là 55% (có nghĩa 50% vốn ban đầu chia 10 lần thì còn 5% cộng với 50% vốn còn lại mua thêm vào DCA ở thời điểm giá chia 10 lần thì tổng 55%). Vậy bây giờ dự án coin bạn đang đầu tư chi còn gần chia 2, tức chỉ cần tăng X2 (~82%) ở giá đang chia 10 thì bạn sẽ về hoà vốn. Đó lý do việc chia vốn và kiên nhẫn chờ đợi vùng giá tốt nhất mua vào quan trọng như nào trong đầu tư tài chính như crypto. 

3. Có thể là may mắn khi ngay từ đầu tiêu chí của tôi khi đầu tư dự án coin nào đó là phải đạt vài điều kiện như khối lượng giao dịch hàng ngày ổn định trên 1 triệu $ trong thời gian dài, team dự án còn phát triển và cập nhật lộ trình thường xuyên, còn giao dịch trên các sàn lớn và đã chia từ 10 đến 30 lần từ đỉnh thì tôi mới cân nhắc để đầu tư. Vì vậy tôi khuyên mọi người trước khi quyết định đầu tư dự án coin nào thì hãy tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt, làm sao mức độ tin tưởng ở mức cao nhất. Dù vẫn biết thị trường tài chính như crypto là luôn có rủi ro nhưng ít ra bạn đã dùng kiến thức để đầu tư thì cơ hội bạn sẽ lớn hơn nhiều thay vì đầu tư theo cảm hứng, theo đám đông hay theo kiểu đánh bạc.

Lời cuối tôi muốn nhắn gửi các bạn rằng bài viết trên chỉ là quan điểm cá nhân, không phải lời khuyên đầu tư và hãy luôn nhớ rằng tiền là của bạn, hãy trân trọng đồng tiền của bạn, đừng đem tiền của bạn nhờ người khác đầu tư, cũng như hãy học hỏi kiến thức mỗi ngày để cho bản thân có một con đường đầu tư của riêng mình.

Theo Vuongnd

CÂU CHUYỆN SUY THOÁI KINH TẾ TRONG CRYPTO

Gần đây đang có nhiều cuộc tranh luận về "Suy thoái kinh tế" mà theo tôi cũng không cần phải tranh luận làm gì, lý do đơn giản là cụm từ này quá khó để tranh luận với những người như tôi và có thể các bạn.

Tuy nhiên bài viết dưới đây tôi chia sẻ góc nhìn cá nhân với cụm từ "Suy thoái kinh tế" trong thị trường tài chính như crypto để mọi người bớt hoang mang.

Đối với tôi khi tôi không có việc làm, kinh tế gia đình giảm sút thì cũng đang góp phần vào suy thoái kinh tế chung. Vậy nếu suy thoái kinh tế xảy ra trên toàn cầu thì chắc chắn sẽ có rất nhiều nghành nghề ảnh hưởng nặng nề chứ không riêng gì thị trường tài chính như crypto. Nếu nhìn nhận ở góc độ tiêu cực thì có thể sẽ sốc với những người mới khi tài sản crypto giảm không phanh, tuy nhiên nhìn ở góc độ tích cực với những nhà đầu tư lâu năm và dài hạn thì lại là cơ hội để mua vào giá tốt hơn. Câu hỏi đặt ra tiền đâu mà mua vào khi thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi "Suy thoái kinh tế"?

Khi tôi tỉnh ngộ trong thị trường đầu tư tài chính thì cách đầu tư của tôi không còn 2 từ lướt sóng, không còn margin, futures, không còn mày mò tìm các chỉ báo trên đồ thị, không còn phân tích mô hình nến và không còn quá quan tâm tin tức về thị trường tài chính. Lý do đơn giản nhất là tôi muốn giữ cho cái đầu bản thân luôn có suy nghĩ đầu tư dài hạn và khi tôi có suy nghĩ đầu tư dài hạn thì bắt buộc tôi phải có chiến lược đi vốn dài hạn và đó là câu trả lời tại sao tôi sẽ còn tiền để mua vào trong trường hợp "Suy thoái kinh tế" xảy ra. Vì vậy nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn và có chiến lược đi vốn dài hạn thì bạn sẽ không còn cảm thấy sốc khi thị trường có biến động mạnh hay kinh khủng hơn là ảnh hưởng nặng nề từ "Suy thoái kinh tế".

"Suy thoái kinh tế" chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thị trường tài chính như crypto nhưng nói chính xác hơn ảnh hưởng nặng nề có thể là những nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, những nhà đầu tư thích all-in vốn một lần, những nhà đầu tư không có chiến lược đi vốn lâu dài.

Lời cuối nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, có chiến lược đi vốn dài hạn, đặc biệt là rèn được tính kiên nhẫn và chờ đợi thời điểm tốt nhất để mua vào hay DCA trung bình giá thì bạn còn cơ hội ( nếu thị trường tài chính crypto còn tồn tại )

Theo Vuongnd

Tư duy ngược trong đầu tư tài chính (Phần 1)

Chào các bạn, đây là phần 1 trong series bài viết về tư duy ngược trong đầu tư tài chính và sẽ có nhiều phần trong tương lai tôi sẽ cập nhật dần trên blog này.

Trong đầu tư tài chính mọi người có thể hiểu đó như một trò chơi tiền bạc (money game), tiền sẽ chuyển từ túi người này sang túi người kia và đại số mọi người biết đến thị trường tài chính trước kia là qua giới thiệu bạn bè hoặc sách, báo giấy và còn bây giờ mọi người thường biết đến thị trường tài chính qua các kênh truyền thông mạng xã hội là chính. Đặc điểm chung mọi người đều dễ bị thu hút bởi những lời giới thiệu về kết quả giao dịch lợi nhuận, chiến lược giao dịch thành công và quên mất rằng có thể họ đã phải thất bại và mất mát rất nhiều để có được thành công trong giao dịch tài chính.

Tôi chưa cần phân tích đến những lời quảng cáo về kết quả giao dịch, phương pháp giao dịch thành công đó có đúng sự thật hay không, mà tôi viết bài này về cách tư duy ngược lại những gì các bạn biết biết đến thị trường tài chính, tức là khi bạn đang bị thu hút bởi những lời quảng cáo về sự thành công trong giao dịch tài chính thì bạn hãy suy nghĩ ngược lại đó là những lời quảng cáo sẽ dẫn bạn đến những sự thất bại và mất mát tài sản thay vì bạn có suy nghĩ sẽ thành công như họ. Tại sao tôi lại bảo bạn suy nghĩ ngược lại như vậy, đơn giản là tôi đã từng là nạn nhân của những quảng cáo về thành công trong đầu tư tài chính, các bạn phải hiểu trong thị trường tài chính thì đến 90% người tham gia là mất tiền, vậy tại sao đa phần là mất tiền mà mọi người vẫn tham gia nhiều như vậy, bởi vì thị trường tài chính đánh vào tâm lý của đại đa số mọi người là thích kiếm tiền nhanh, thích có cuộc sống giàu có của những người thành đạt mà quên mất rằng mọi thành công đều phải trải qua rất nhiều lần thất bại và bạn chỉ nhìn thấy những gì bên ngoài của họ, còn những thứ bên trong bạn sẽ không bao giờ biết được.

Khi bạn đã hiểu là cần phải luôn suy nghĩ ngược những lời quảng cáo đầu tư tài chính đó là những sự thất bại và mất mát tài sản thì bạn sẽ có suy nghĩ cần phải tìm kiếm nhiều câu chuyện thất bại trong đầu tư tài chính, thay vì tìm kiếm những câu chuyện thành công trong đầu tư tài chính, cũng như cần phải có thời gian tìm hiểu kiến thức về đầu tư tài chính, thời gian thực hành để có kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, nếu như bạn không muốn mất tiền.

Một chia sẻ nhỏ về bản thân tôi trước khi kết thúc phần 1 trong series bài viết về tư duy ngược trong đầu tư tài chính, tôi thường chặn những bài viết quảng cáo, câu chuyện về lợi nhuận khủng từ giao dịch tài chính, cũng như tôi không bao giờ chia sẻ về lợi nhuận đầu tư tài chính của bản thân với bất cứ ai, thay vào đó nếu họ muốn nghe những thất bại trong đầu tư tài chính thì tôi sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ.

Cảm ơn bạn vì đã tìm đến blog của tôi và đọc bài viết này.

Theo Vuongnd

Chiến lược đầu tư Crypto của tôi

Đầu tư Crypto như thế nào là hiệu quả nhất và giảm thiểu rủi ro thua lỗ? Câu hỏi này chắc chắn bất kể nhà đầu tư nào cũng luôn xuất hiện ở trong đầu và tìm kiếm câu trả lời. Bài viết sau đây tôi sẽ chia sẻ về chiến lược đầu tư Crypto của tôi, trước khi bắt đầu bài viết này, tôi đã kiểm chứng trong một thời gian dài và tối ưu chiến lược ở mức tốt nhất có thể và trong tương lai tôi sẽ luôn cập nhật và tối ưu chiến lược này theo thời gian.

Trước tiên tôi phải nói rằng chiến lược này của tôi đạt kết quả tốt nhất trong lúc thị trường giảm giá. Cụ thể tôi tìm những dự án coin đã chia 10-30 lần từ đỉnh, sau đó tôi bật biểu đồ nến 1M (1 tháng để có cái nhìn tổng quan hơn) và tìm xem có nhiều nến tháng có thân nến nhỏ và đi ngang không, tiếp theo tôi kiểm tra team dự án xem còn hoạt động và cập nhật thông tin qua google, twitter (x), facebook, website dự án không và còn giao dịch trên các sàn giao dịch lớn không, cũng như vẫn đạt được khối lượng giao dịch trung bình 1 triệu $ một ngày.

Sau khi đạt đủ những tiêu chí cần thiết ở trên, tôi sẽ tiến hành chia vốn thành 3 phần như sau theo tỷ lệ 20, 30, 50.

Ví dụ: Tôi có vốn 1000$ (số tiền nhàn rỗi và có thể chấp nhận đầu tư mạo hiểm)

  • Tôi chia 20% vốn 1000$ là 200$ đầu tư vào dự án coin lúc thời điểm tôi tìm được dự án tiềm năng đạt đủ các tiêu chí cần thiết.
  • Sau một thời gian nếu dự án coin tôi đầu tư tăng giá X2 lần thì tôi sẽ bán 1/2 để lấy phần gốc đã đầu tư và phần lời tôi giữ dài hạn theo xu hướng thị trường, vì lúc này tâm lý thoải mái hơn nhiều vì đó là phần lời, mất cũng không sao. Tuy nhiên nếu dự án coin tôi đầu tư không đi theo lộ trình tăng giá mà lại giảm giá thì tôi sẽ tiến hành thực hiện trung bình giá theo tỷ lệ 20, 30, 50 như ban đầu
  • Nếu từ thời điểm tôi đầu tư 20% vốn (200$) mà giá tiếp tục giảm 30% thì tôi sẽ trung bình giá bằng cách bỏ vào 30% vốn (300$) và nếu giá ở thời điểm tôi vào 30% vốn mà tiếp tục giảm thêm 50% thì lúc này tôi sẽ phải tính toán cẩn thận hơn chút vì 50% vốn còn lại lúc này là rất quan trọng. Cụ thể tôi sẽ xem xét thị trường và kiên nhẫn chờ đợi vùng giá ở thời điểm đi ngang tích luỹ trong nhiều tháng liên tiếp thì tôi sẽ trung bình giá bằng cách bỏ vào 50% (500$) vốn còn lại. Lợi thế của việc trung bình giá theo các tỷ lệ như trên sẽ giúp tôi có một mức giá tốt hơn nhiều, giúp giảm đi tỷ lệ thua lỗ so với lúc giá tôi đầu tư vào 20% vốn ban đầu.
  • Vậy nếu sau khi đã trung bình giá hết số vốn mà dự án coin tôi đầu tư vẫn giảm tiếp thì sẽ như thế nào. Lúc này tôi sẽ cân nhắc cắt lỗ, vì quan điểm đầu tư của tôi là CÒN TIỀN LÀ CÒN CƠ HỘI - HẾT TIỀN LÀ HẾT CƠ HỘI.
  • Còn trong trường hợp khi tôi đã đầu tư hết số vốn theo tỷ lệ 20, 30, 50 và dự án coin bắt đầu tăng giá thì tôi vẫn theo chiến lược là bán 1/2, tức thu về phần gốc đầu tư 1000$ khi dự án coin tôi đầu tư X2 lần. Và phần lời 1000$ tôi sẽ nắm giữ theo xu hướng thị trường trong thời gian dài.

Trên là chiến lược đầu tư khá đơn giản của cá nhân tôi và đã đạt được kết quả tốt, tuy nhiên cái khó nhất của chiến lược trên là kiên nhẫn và chờ đợi các vùng giá theo tỷ lệ 20, 30, 50. Nếu bạn có sự kỷ luật, có tính kiên nhẫn và chờ đợi thì bạn sẽ hợp với chiến lược của tôi. Đầu tư tài chính thì đến 90% thời gian là sự chờ đợi, phần thắng luôn thuộc về những người biết kiên nhẫn và chờ đợi.

Theo Vuongnd

Không kiến thức, không kỷ luật thì đừng đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính cái bẫy từ những con số trên màn hình cho những người không có kiến thức và không có kỷ luật. Liệu đúng hay sai?

Câu trả lời sẽ được viết lại một cách chi tiết qua bài học từ cá nhân tôi dưới đây.

Câu chuyện tôi bước chân vào thị trường tài chính tôi cũng đã từng viết qua một bài viết khác trên blog, nay tôi xin nói qua một chút, giai đoạn tôi biết đến thị trường tài chính, cụ thể là tiền điện tử, crypto vào năm 2017, thời điểm đó truyền thông báo chí, mạng xã hội đang quảng cáo rầm rộ và cũng chính giai đoạn đó kinh tế tôi cũng đang kém dần, đang có nhiều thời giản rảnh và trong đầu luôn tìm một cơ hội, một lĩnh vực mới để có thêm nguồn tiền duy trì cuộc sống, đó chính là nguyên nhân ban đầu để tôi bước chân vào thị trường tài chính mang tên Crypto.

Ban đầu chỉ bắt đầu là 7 triệu đồng tôi nạp vào thị trường crypto và dần dần là những cuốn sổ tiết kiệm bao năm cũng được rút vào nạp vào thị trường, đó là hành động và suy nghĩ của một người mới như tôi khi không có kiến thức và kỷ luật. Lúc đó tôi gần như bị cuốn hút vào những con số, hình ảnh trên màn hình, khi nhìn thấy những kết quả giao dịch lợi nhuận vài trăm phần trăm từ những người trên các hội nhóm và nghĩ rằng thị trường này hoàn toàn dễ kiếm lợi nhuận, đặc biệt và đến giờ tôi mới thấy rằng tác hại của của những con số trên màn hình, khi tôi rút hết các sổ tiết kiệm bao năm qua, đem tiền mặt về nhà để, mua đồ về thắp hương, với hy vọng lần đầu tư này sẽ may mắn. Bao năm qua làm việc vất vả để kiếm từng đồng và mang ra ngân hàng nộp vào sổ tiết kiệm và khi nạp vào sàn giao dịch đổi lại những đồng usdt trên màn hình, vô hình như đã làm cho bản thân tôi quên đi giá trị của đồng tiền, quên đi sự vất vả khi kiếm từng việt nam đồng, quên đi sự tiết kiệm bao năm mới được như vậy, ví dụ nếu lúc đó cầm 100 triệu vnđ đi chơi bạc thì cũng cả một cục trên tay, chắc chắn sẽ thấy tiếc và sợ hãi khi thua, còn 100 triệu vnđ đổi sang usdt lúc đó chỉ là 4000$, không được cầm trên tay, cũng không có ai cản trở, không cảm thấy tiếc và cảm xúc bị cuốn theo những con số ảo.

Cách đầu tư của tôi lúc đó là thấy trên các hội nhóm chia sẻ một token nào tiềm năng tăng giá là tôi sẵn sàng vào lệnh hết số usdt tôi có trong tài khoản, khi giá giảm vài phần trăm tôi lại lên các group hội nhóm để xem có ai cập nhật gì về token đó không, và gần như tôi làm theo những gì họ chia sẻ, họ bảo bán tôi bán, họ bảo mua thêm tôi mua thêm và tôi nghĩ rằng những hội nhóm họ tạo lên và nhiều người tham gia như thế chắc chắn họ phải có tài năng thật sự mới được mọi người tin tưởng, vì tôi cũng phải mất phí mới vào được những hội nhóm đó và tôi nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm những gì họ chia sẻ. Kết quả như nào mọi người cũng có thể đoán ra được, những token họ chia sẻ cũng có lúc tăng giá 10, 20% nhưng tôi cũng không chốt lời vì đặt niềm tin vào họ, đợi họ thông báo tín hiệu bán ra thì tôi mới bán, và cứ như vậy tôi như một con robot thực sự không có kiến thức nào trong thị trường này, mọi hành động chỉ làm theo những gì họ chia sẻ, cuối cùng nhiều token giảm giá 80-90% bị xóa khỏi các sàn giao dịch, số tiền của tôi cũng mất hết và các hội nhóm tôi tham gia dần dần vào quên lãng, người đứng đầu cũng mất tích và gần như chẳng ai làm gì được họ.

Đó chính lý do tôi muốn nhắn gửi tới tất cả các bạn mới tham gia thị trường tài chính như crypto thì hãy khắc cốt ghi tâm rằng, nếu không có kiến thức và kỷ luật thì đừng nên tham gia thị trường này, nếu không muốn mất đi những quyển sổ tiết kiệm hoặc tệ hại hơn khi các bạn vay mượn, cầm cố để đổ tiền vào thị trường tài chính thì hậu quả là rất nặng nề.

Theo Vuongnd

Tiền ảo, Tiền điện tử, Crypto sẽ có bước tiến mới

Hôm nay ngày 11/1/2024 SEC (Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ ) đã chính thức chấp nhận Bitcoin ETF (BTC ETF) sau 10 năm từ chối và hôm nay chính là lịch sử của bitcoin, tiền điện tử, tiền ảo, crypto và từ hôm nay sẽ có bước tiến mới mạnh mẽ hơn rất nhiều trong tương lai dành cho ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung và bitcoin nói riêng.

Trước khi bắt đầu câu chuyện của bài viết ngày hôm nay, tôi xin kể lại về một ví dụ lịch sử trong ngành tài chính đó chính là VÀNG ETF (Vàng ETF là một quỹ hoán đổi danh mục hàng hóa có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư vào vàng hoặc kiếm lời dựa trên chính biến động của giá vàng), vào cuối năm 2003 Vàng ETF chính thức được chấp nhận và trải qua gần 20 năm chúng ta cũng đã thấy giá trị của vàng đã tăng rất nhiều lần và rất nhiều người nắm giữ. Quay lại câu chuyện Bitcoin ngày hôm nay 11/1/2024 Bitcoin ETF (Bitcoin ETF là nhóm các tài sản có liên quan đến Bitcoin hoặc giá Bitcoin được cung cấp trên các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống bởi các công ty môi giới, giao dịch dưới dạng chứng chỉ quỹ ETF) được SEC chấp nhận thì chúng ta cũng có thể kỳ vọng trong tương lai giá trị Bitcoin sẽ còn tăng giá trị nhiều lần nữa và cũng sẽ thúc đẩy cả ngành công nghiệp tiền điện tử và crypto phát triển mạnh mẽ trong tương lai và sẽ dần dần được tất cả mọi người trên thế giới tin tưởng và muốn nắm giữ.

Nhiều người chắc chắn sẽ thắc mắc là tại sao Vàng một cục kim loại không thể ăn và cảm nhận được có ngon hay không và Bitcoin một con số ảo ảo trên internet, không cầm nắm để biết được màu sắc, trọng lượng như chúng ta thường thấy ở Vàng mà lại được Ủy bản giao dịch và chứng khoán SEC Hoa Kỳ chấp nhận giao dịch Vàng ETF và Bitcoin ETF, để trả lời câu hỏi này có thể sẽ phải viết rất nhiều bài viết về rất nhiều vấn đề, vì vậy tôi chỉ trả lời ngắn gọn hai từ duy nhất đó chính là LỢI ÍCH.

Quay về chủ đề tiền điện tử crypto sẽ có bước tiến mới ngày hôm nay sau khi người anh cả Bitcoin ETF được chấp nhận, bởi vì hơn 10 năm nay từ khi nhiều người biết đến tiền điện tử thì gần như đến bây giờ trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm thì vẫn còn quá nhiều người hoài nghi về tiền điện tử và cả kể Bitcoin ETF ngày hôm nay được chấp nhận thì sẽ vẫn còn nhiều người hoài nghi, cũng giống như việc cách đây 20 năm Vàng ETF được chấp nhận thì cũng rất nhiều người hoài nghi, tuy nhiên dù có nhiều tiêu cực thì chúng ta cũng đã thấy giá trị Vàng đã tăng rất nhiều lần và nhiều người mong muốn được nắm giữ, vì vậy Bitcoin trong tương lai cũng sẽ dần tăng giá trị và nhiều người càng muốn nắm giữ và sẽ là bước đệm cho cả ngành công nghiệp tiền điện tử crypto phát triển mạnh mẽ hơn, sẽ càng tăng thêm giá trị và niềm tin cho mọi người.

Theo Vuongnd

Margin - Futures đã làm tôi bay sạch tài sản

Tâm lý của đa số nhà đầu tư mới hay cả người cũ có nhiều kinh nghiệm đều có trong đầu suy nghĩ kiếm tiền nhanh, muốn vào lệnh ngay khi nhìn thấy cơ hội, nhìn thấy sự thích hợp với các phương pháp đã đề ra từ đó có rất nhiều người, trong đó có tôi đã chuyển giao dịch từ Spot sang giao dịch Margin, Futures để có thể giao dịch kiếm lợi nhuận trong cả thị trường tăng hoặc giảm, cùng với đòn bẩy cao để gia tăng lợi nhuận.

Câu chuyện sau đây tôi sẽ kể về một mùa hè năm 2018 khi tôi đã mất 12000$ vào giao địch đòn bẩy margin. Trước khi bắt đầu câu chuyện tôi xin giới thiệu qua Margin, Futures là gì để mọi người có thể hiểu hơn.

Margin trading là gì?

Margin trading hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của sàn giao dịch để đầu tư. Khi dùng dịch vụ margin, bạn có thể mua được số lượng tài sản nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có, cơ hội để tăng gấp nhiều lợi nhuận đầu tư.

Giải thích đơn giản về margin như sau: Với một số tiền nhỏ, bạn có thể mở một giao dịch lớn hơn, có thể gấp vài trăm lần. Và sau đó, khi giá cả thay đổi theo hướng có lợi cho bạn thì bạn thu về lợi nhuận khổng lồ.

Khi đã vững trong đầu tư, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những cách thức có thể làm gia tăng lợi nhuận. Sử dụng margin (đòn bẩy tài chính) chính là một phương pháp tối ưu.

Futures Trading là gì?

Future hay còn gọi là hợp đồng tương lai là một giao dịch mua/bán hàng hóa ở một thời gian nhất định ở tương lai, với mức giá được định trước. Đến đúng thời điểm đó, giao dịch mua/bán phải được thực hiện với giá định trước, bất kể giá lúc đó như thế nào.

Khi giao dịch Futures, bạn không sở hữu tài sản mà sở hữu hợp đồng, hay là “Contracts”. Hợp đồng này không thể chuyển giao mà chỉ có thể đóng lại trước thời hạn.

Trong Future ta còn có khái niệm Future Margin, tức là bạn sẽ ký quỹ một khoản tiền để được vay thêm tiền vào lệnh, tối đa đến 125 lần (tùy vào một số sàn giao dịch). Việc margin sẽ giúp bạn tối đa lợi nhuận hoặc tăng rủi ro lên nhiều lần (nguy cơ cháy tài khoản và mất toàn bộ tiền ký quỹ).

Do không mua bán thực sự nên Future Trading là thị trường phái sinh. Với mức giá mua bán được dựa trên thị trường giao ngay. Tuy nhiên, đôi khi có những thời điểm số lượng lệnh bị thanh lý quá nhiều (do trader không đủ tiền ký quỹ), giá trên Future sẽ chạy nhanh hơn so với thị trường giao ngay. Trên biểu đồ sẽ có những râu nến rất dài, đôi khi về 0, người ta hay gọi đó là “kill margin”.

Phí phải trả cho giao dịch Future là Funding Rates, phí này để bù đắp cho sự chênh lệch giá giữa thị trường phái sinh và thị trường giao ngay. Phí này có thể là dương (bạn trả tiền) hoặc là âm (bạn nhận được tiền). Phí này không cố định, thay đổi mỗi 8 tiếng tùy vào sự cân đối giữa lệnh mua/bán trên thị trường.

Tiếp tục câu chuyện của tôi vào mùa hè năm 2018, sau khi giao dịch Spot một dự án tôi bị thua lỗ 50% vốn, đúng lúc đó tôi biết đến margin, với suy nghĩ kiếm tiền nhanh để hòa lại số vốn đã bỏ vào. Tôi cũng tìm hiểu qua một vài phương pháp giao dịch margin trên mạng, youtube và một số người nổi tiếng, và nó cũng có hiệu quả khi tôi có 3 ngày lợi nhuận liên tiếp từ 900$ - 1000$ mỗi ngày. Đến ngày thứ 4 thị trường biến động mạnh, phương pháp tôi áp dụng không còn hiệu quả, cùng với tâm lý sợ thua lỗ lệnh đã vào hiện tại, tôi liên tiếp gồng lỗ bằng cách rút hết những khoản tiền tiết kiệm của mình để nạp vào lệnh giao dịch margin đang âm 50-60%, cuối cùng số vốn đã lên 12000$ và tôi không còn khoản tiền tiết kiệm nào nữa, cũng may lúc đó tôi không có suy nghĩ đi vay mượn ai, hay vay nặng lãi, có lẽ đó là sự may nhất của cuộc đời tôi.

Sau khi lệnh giao dịch margin của tôi âm 60% tôi đã tắt máy, lấy xe máy đi đâu đó để giảm căng thẳng đầu óc cũng như tạm quên đi lỗi sợ hãi, mất mát, tôi đã đi rất chậm từ nhà mình sang nhà bà ngoại cách đó 4km, vừa đi tôi vừa hát bài hát ngày còn học mẫu giáo (trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh...) như muốn quên đi tất cả nhưng có lẽ mọi thứ chỉ là dối lòng, dối với bản thân, không dám chấp nhận thất bại. Sau khi sang nhà bà ngoại tôi chơi khoảng một 1h thì tôi về nhà, mở lại máy tính ra xem lệnh đòn bẩy margin của mình, lúc này lệnh của tôi đã giảm từ âm 60% còn âm 40%, một sự hy vọng lại trỗi dậy, một tâm lý mơ hồ của người mới muốn kiếm tiền nhanh.

Mơ hồ trong hy vọng cũng chỉ vỏn vẹn trong vài giờ đồng hồ, khi đến tối cùng ngày tôi nhận được email của sàn giao dịch về lệnh đòn bẩy margin của mình đã âm 80% và sắp cháy tài khoản, lúc đấy có lẽ tôi không phải là tôi nữa rồi, cầm cái điện thoại cũng rơi, bật máy tính mãi không lên, ai hỏi gì thì như người mất hồn, cáu gắt vô cớ, một tâm lý thật kinh khủng lúc đó. Và đến khi tôi bật được máy tính lên thì lệnh của tôi đã âm 90%, rồi lại giảm về âm 70% chỉ trong vài phút, lúc này tôi không còn cảm giác về những con số, đúng kiểu mặc kệ đến đâu thì đến vì đã xác định mất trắng (mãi sau này tôi mới hiểu ở thị trường tài chính phải luôn nhớ và khắc cốt ghi tâm CÒN TIỀN LÀ CÒN CƠ HỘI, HẾT TIỀN LÀ HẾT CƠ HỘI) và tôi cứ nhìn vào biểu đồ nhìn giá đi lên đi xuống khoảng 30 phút thì một sự biến động mạnh diễn ra khi một cây nến dài xuất hiện làm lệnh margin của tôi bị cháy, tôi chính thức mất 12000$ tiết kiệm vài năm qua của mình, là một thằng đàn ông nhưng tôi đã khóc, khóc vì thật sự lúc đó tôi không biết làm gì ngoài khóc để tạm quên đi sự thất bại...

Một thời gian sau khi mọi chuyện dần qua đi, cuộc sống dần dần ổn định thì tôi lại bắt đầu có suy nghĩ muốn gỡ lại những gì đã mất từ margin, futures bằng kiến thức và phương pháp tôi đã học được, trong suốt vài năm từ 2019 đến 2023 lâu lâu tôi vẫn kiểm nghiệm những kiến thức, phương pháp đã học với số vốn nhỏ cho những lệnh giao dịch margin, futures nhưng cũng đa phần là thất bại. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng vấn đề có lẽ nằm ở tâm lý và cảm xúc, chứ không phải phương pháp giao dịch, vì khi giao dịch đòn bẩy margin, futures nếu nhận định đúng thì lợi nhuận rất nhiều lần và nếu nhận định sai thì cũng mất rất nhiều lần, từ đó sẽ làm cho bản thân dù có quyết liệt, kiên định với phương pháp giao dịch thì cũng đều bị tác động mạnh vào tâm lý và cảm xúc, dẫn đến những hành động mà nếu bình tâm trở lại có thể mình sẽ không làm như vậy.

Qua câu chuyện trên tôi muốn nhắn gửi với mọi người rằng, thị trường tài chính như chứng khoán, crypto, forex là một thị trường cực kỳ biến động mạnh, mọi nhận định đều có thể thay đổi trong vài phút và hoàn toàn có thể làm bạn mất toàn bộ tài sản của mình vào giao dịch đồn bẩy margin, futures dù bạn có phương pháp giao dịch tốt nhất, một tâm lý tốt nhất nhưng khi thực sự trải nghiệm vào một lệnh giao dịch đòn bẩy thì có thể góc khuất con người bạn mới xuất hiện. Nếu thật sự các bạn muốn đầu tư vào thị trường tài chính thì hãy xác định là đầu tư dài hạn và luôn học hỏi mỗi ngày, cũng như hãy khắc cốt ghi tâm đừng bao giờ giao dịch đòn bẩy, margin, phái sinh, đừng nghe bất kỳ ai, cũng đừng cố học theo những người tài, bạn phải chấp nhận và tôn trọng bản thân mình là ai, hãy tự tìm ra cho bản thân một con đường riêng trong thị trường tài chính, hãy nhớ rằng trong thị trường tài chính thì đám đông thường thất bại.

Ngồi cả một ngày để nhớ lại chi tiết về những thất bại, nỗi đau về tâm lý, cảm xúc và cả kể sự nhục nhã để viết lại câu chuyện của bản thân, với mục đích luôn ghi nhớ để nhắc nhở bản thân đừng đi vào vết xe đổ một lần nữa. Bài viết tiếp theo tôi sẽ chia sẻ về phương pháp đầu tư dài hạn của bản thân tôi đang áp dụng, mọi người cùng chờ đón nhé.

Theo Vuongnd

Tôi đã bị cá mập Wintermute lừa như nào

Trong đầu tư tài chính như chứng khoán, crypto, forex chắc hẳn nhiều người sẽ thường nghe hai từ cá mập tạo thanh khoản, làm giá, thổi giá, chốt lời. Cụ thể bài viết sau đây tôi sẽ kể về câu chuyện tôi bị cá mập Wintermute lừa như thế nào để ai đó có duyên đọc được bài viết này có thể rút được kinh nghiệm.

Wintermute là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực market maker (MM) và High-Frequency Trading (HFT) cho các tài sản kỹ thuật số như tiền mã hóa. Wintermute giúp tạo ra thị trường thanh khoản trên các nền tảng giao dịch tập trung và phi tập trung. Wintermute cũng là tổ chức hỗ trợ cho các dự án blockchain và các tổ chức tài chính truyền thống muốn chuyển sang lĩnh vực tiền điện tử. Họ quản lý hàng trăm triệu tài sản với khối lượng giao dịch hơn 5 tỷ USD mỗi ngày.

Sau đây là câu chuyện tôi bị họ lừa như nào?

Vào đầu năm 2023, tôi đầu tư vào một dự án tiền điện tử khi giá đã chia hơn 10 lần từ đỉnh, tôi quyết định đầu tư vào khi check ví của dự án có thấy MM Wintermute mua token dự án trong vài ngày liên tiếp, sau đó bắt đầu có động thái chuyển dần token lên các sàn giao dịch, ban đầu tôi cứ nghĩ họ chuyển dần dần lên sàn để tạo thanh khoản, làm giá, mua đi bán lại, cách mà họ thường xuyên làm với các dự án khác mà tôi tìm hiểu, tuy nhiên với dự án tôi đang đầu tư theo họ thì giá liên tục giảm khi họ mua vào và bán ra. Lúc này tâm lý tôi đang khá lẫn lộn khi mà lý thuyết về market maker mình tìm hiểu lại đi ngược lại, và đang phân vân không biết cắt lỗ hay tiếp tục gồng lỗ.

Cuối cùng tôi quyết định DCA (trung bình giá), tôi chia vốn ra làm nhiều phần, và khi giá giảm 15% tôi mua vào, cứ như vậy đến khi địa chỉ ví của MM Wintermute dừng mua đi bán lại thì tôi cũng dừng theo (tôi chấp nhận thử nghiệm phương pháp bơi theo cá mập mà tôi tìm hiểu được), thật buồn cười là lúc này tổng số vốn tôi bỏ vào gồm cả những lần DCA thì đã chia đôi và càng về sau giá dự án càng giảm theo biến động chung của thị trường, lúc này số vốn tôi bỏ vào đã chia 5 lần. Tâm lý cực kỳ bất ổn giai đoạn này...

Tôi đã thực hiện nhiều cách để quên đi dự án như xóa hết thông tin về họ đã lưu ở máy tính, điện thoại, xóa hết app các sàn giao dịch, chuyển token dự án về ví cá nhân, không lưu trữ trên sàn, mục đích xác định hold lâu dài, cũng xác định mất trắng nếu dự án không còn phát triển. Sau một tháng tôi không vào xem thông tin dự án thì giá vẫn đi ngang một tháng qua, không có sự thay đổi nhiều, khối lượng giao dịch cũng rất ít. Tôi tiếp tục phân vân lên bán cắt lỗ hay tiếp tục DCA mua vào để vị thế giá tốt hơn, nếu cắt lỗ thì vốn chia 5 (quá đau xót), còn nếu DCA mua tiếp sợ giá lại giảm thêm. Cuối cùng tôi quyết định DCA mua vào và chuyển token về ví cá nhân, sang tháng tiếp theo giá dự án lại đi ngang, tôi lại quyết định DCA mua vào tiếp và chuyển về ví cá nhân (phương pháp này tôi làm theo khi tìm hiểu về lý thuyết vùng giá đi ngang nhiều tháng, có thể là đang tích lũy và cũng có thể cá mập sẽ gom hàng). Vị thế giá khi tôi DCA liên tục 2 tháng lúc vốn chia 5, đã giúp vị thế giá còn chia 2,5 lần, tức giá tăng 2,5 lần từ giá hiện tại thì tôi sẽ hòa vốn.

Giá tiếp tục đi ngang khoảng 20 ngày của tháng tiếp theo thì bất ngờ tăng 20%, rồi các ngày tiếp theo đó lần lượt 15%, 25% và ngày cuối cùng của đợt tăng giá là tăng 61%, số vốn bây giờ của tôi không những hòa vốn mà còn lời thêm 30%, tuy nhiên tôi quyết định không chốt lời chỉ vỉ bảo vệ lý thuyết tâm lý là đã chịu đựng gồng lỗ lúc giá chia 5 lần thì cũng phải tập cách chịu đựng gồng lời gấp 5 lần. Ngay sáng hôm sau giá quay đầu giảm về mức nếu tôi bán ra sẽ hòa vốn, tâm lý lúc này vẫn rất vững khi quyết định gồng lời gấp 5 lần sẽ chốt. Nhưng cuộc đời lại không như mơ...

Một lần nữa MM mang tên Wintermute lại xuất hiện, họ tiếp tục triển khai phương án, mua đi bán lại trong ba ngày liên tiếp và cũng như lần trước giá đã giảm 25%, tôi quyết định chuyển toàn bộ số token dự án lên sàn và bán hết, chấp nhận lỗ 25%, cũng như chấp nhận bỏ đi sự kiên định đầu tư của bản thân (chịu được gồng lỗ chia 5 lần thì cũng chịu được gồng lời gấp 5 lần).

Sau gần một năm trời đầu tư vào dự án, tìm hiểu về cá mập Wintermute (MM), lúc này tôi mới hiểu ra một điều là khi nào ví cá mập tham gia vào là lúc họ đang chốt lời, bởi vì giai đoạn họ đẩy giá là lúc họ dùng nhiều ví cá nhân nhỏ lẻ để gom hàng, còn lúc họ dùng ví gắn tag Wintermute là lúc họ bán ra token để chốt lời, tại sao họ lại dùng ví gắn tag Wintermute giai đoạn giá lên cao có lẽ chính là tạo hiệu ứng fomo của nhiều nhà đầu tư mới, khi luôn nghĩ rằng bơi theo cá mập sẽ có lợi nhuận.

Qua câu chuyện trên hy vọng mọi người cũng hiểu hơn về thị trường tài chính như chứng khoán, crypto luôn có sự biến động cao, bất thường, cũng như hành vi của cá mập MM Wintermute là như thế nào, còn về vấn đề kiên định trong đầu tư (gồng lỗ và gồng lời) giống như một số sách, báo chí, nhà nổi tiếng chia sẻ thì có thể sẽ đúng khi xác định đầu tư một dự án dài hạn trong 5 - 10 năm. Nhưng với cá nhân tôi thì thị trường tài chính như crypto thì rất khó để áp dụng phương pháp gồng lỗ hay gồng lời trong một thời gian dài 5 đến 10 năm được, đây cũng chỉ là một suy nghĩ cá nhân nên chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Hy vọng sẽ được các bạn góp ý thêm để tôi hoàn thiện hơn trong các bài viết tiếp theo.

Theo Vuongnd

Lần đầu tôi mơ hồ về Crypto như thế nào

Tiền điện tử, tiền ảo, crypto có lừa đảo? Chắc hẳn rất nhiều người mới biết về crypto cũng cùng câu hỏi như tôi, bài viết dưới đây tôi chia sẻ lại một câu chuyện của tôi về đầu tư crypto cách đây 6 năm trước và sẽ còn nhiều câu chuyện về crypto, tiền ảo, tiền điện tử của cá nhân tôi, sẽ được kể dần dần trên chuyên mục này.

Trước khi tôi kể câu chuyện của mình, tôi xin đính chính với các bạn rằng, lúc tôi quyết định làm blog này, thì tôi đã có một số định hướng cụ thể cho blog, ví dụ tôi sẽ không đề cập đến tên bất cứ một đồng coin, một dự án, một sàn giao dịch nào, hay blog sẽ không chia sẻ bất cứ hình ảnh, video nào trong suốt quá trình phát triển blog sau này, tôi sẽ giải thích cụ thể thêm về định hướng này trong các bài viết sau này, mọi thông tin được chia sẻ là câu chuyện thật từ cá nhân tôi, với mục đích có thể giúp cho các bạn có thêm kiến thức trước khi bước chân vào thị trường tài chính.

Cách đây 6 năm, khoảng giữa năm 2017, lần đầu tôi biết đến tiền điện tử qua một người anh và lúc đó tôi cũng không quan tâm lắm lời giới thiệu đó, bẵng một thời gian, qua những kênh báo chí, mạng xã hội xuất hiện quá nhiều về một lĩnh vực đầu tư mới này, đó chính là Crypto.

Câu chuyện mơ hồ bắt đầu tư đây, tôi nhớ giai đoạn tôi thấy crypto xuất hiện quá nhiều cũng chính là giai đoạn công việc của tôi không thuận lợi, doanh thu kém dần, có nhiều thời gian rảnh mỗi ngày hơn, chính yếu tố này xúc tác mạnh mẽ cho tôi bước vào con đường mang tên Crypto này. Thời điểm đó có quá nhiều mô hình liên quan crypto xuất hiện, và lúc đấy mô hình ICO được tôi quan tâm đầu tiên, khi mà nhiều người chia sẻ đầu tư vào ICO lợi nhuận vài trăm lần, cụ thể qua một trang web tin tức về crypto, tôi đã biết đến một dự án ICO, nhưng không kịp mua giai đoạn đầu, đành mua lúc dự án đã lên sàn giao dịch với giá 1$, vốn tôi đầu tư là 3000$, ngay hôm sau giá đã tăng lên 1,2$, một tuần sau lên 1,5$, tâm lý và cảm xúc của tôi lúc này tin tuyệt đối vào dự án và crypto nói chung, những suy nghĩ mơ mộng hy vọng về nhà lầu xe hơi đã xuất hiện như bây giờ giá lên 10$ mình sẽ mua được oto, lên 100$ sẽ mua được nhà, sự hy vọng và niềm vui đó cũng chỉ vỏn vẹn trong 10 ngày, khi giá đi ngang vùng 1,5$ thì bắt đầu quay đầu giảm mạnh dần dần xuống còn 0.8$, rồi giá tiếp tục đi ngang trong nhiều tháng.

Vào một ngày đẹp trời, mở điện thoại lên thấy xuất hiện nhiều bài viết trên mạng xã hội, website tin tức crypto về dự án ICO tôi đầu tư đã bị hack, giá sau đó giảm mạnh về 0.4$ và một tuần sau đó về 0.3$ và đi ngang trong nhiều tháng, dự án không có thông tin gì mới, khối lượng giao dịch mỗi ngày giảm dần, lúc này dự án bắt đầu bị gỡ khỏi lần lượt các sàn giao dịch tập trung (CEX), tuy nhiên người đứng đầu dự án tuyên bố sẽ không từ bỏ, sẽ đưa dự án lên sàn phi tập trung (DEX) và tiếp tục phát triển, sự mơ hồ của người mới đầu tư crypto như tôi là hoàn toàn tin tưởng vào họ mặc dù số vốn bỏ vào đã chia hơn 3 lần. Lúc này giá đi ngang 0.1$ - 0.25$ trong gần 3 năm và gần như khối lượng giao dịch rất nhỏ, không có nhà đầu tư mới quan tâm, người đầu tư cũ có thể đã cắt lỗ và từ bỏ dự án, nhưng cá nhân tôi vẫn tin vào dự án.

Niềm tin đó vẫn duy trì trong suốt 3 năm, đến giữa năm 2020 thị trường crypto lại bùng nổ, giá lập tức từ 0.2$ lên 0.6$ và sau 3 năm lại một lần nữa tôi tiếp tục mơ hồ và hy vọng về nhà lầu xe hơi khi giá 10$, 100$. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn crypto bùng nổ 2020 - 2021, giá dự án không có mức tăng trưởng nào ngoài việc giá giao động trong 0.4$ - 0.6$, thật kỳ lạ tôi cũng thấy đó là bình thường và vẫn tin tưởng vào dự án.

Một ngày đẹp trời tiếp, đầu năm 2022 chiến tranh Nga - Ukraina đã làm thị trường crypto đi vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, giá dự án tôi đầu tư cũng giảm mạnh về 0.2$, rồi 0.1$ năm 2023, và niềm tin, hy vọng vào dự án đã không còn.

Cuối cùng vào ngày 13/12/2023 tôi thức tỉnh và quyết định cắt lỗ dự án ICO tôi đã đầu tư 6 năm trước để thu về 300$, tức chia 10 lần số vốn 3000$ của tôi.

Trên là một câu chuyện, trong nhiều câu chuyện sắp tới về đầu tư crypto của tôi, qua đây tôi muốn gửi đến các bạn người mới biết crypto như tôi 6 năm trước rằng: chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử, crypto là một thị trường tài chính hay cách gọi khác trò chơi tiền bạc, nơi dòng tiền chỉ chảy từ túi người này sang người khác, không phải là nơi dễ dàng kiếm được tiền với người mới, người ít kinh nghiệm, vì vậy đừng có mơ hồ và hy vọng như tôi 6 năm trước, tiền thật dễ kiếm khi mà công sức, chất xám và thời gian không phải bỏ ra gì nhiều.

Nếu các bạn thật sự nghiêm túc đầu tư vào crypto thì hãy chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt và hãy tìm hiểu thật nhiều một dự án nào đó trước khi các bạn quyết định đầu tư. Ngay cả bản thân tôi khi quyết định làm blog này để làm nơi lưu lại, chia sẻ những bài học, câu chuyện về đầu tư crypto của bản thân mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ dám kể ra, vì sợ người ta sẽ nói mình ngu dốt, nhưng chính quyết định mở lòng mình đã giúp tôi có được sự tự tin trên con đường đầu tư crypto một cách nghiêm túc.

Theo Vuongnd

Market Maker nhà tạo lập thị trường, hiểu một cách đơn giản nhất

Market Maker (MM) nhà tạo lập thị trường hay còn gọi là cá mập, một thuật ngữ thường được nhắc đến trong thị trường tài chính như chứng khoán, crypto, forex. Vậy họ là ai và mục đích của họ là gì?

Bài viết sau đây mình sẽ giải thích một cách đơn giản nhất cho mọi người có thể hiểu về Market Maker là gì?

  1. Bản chất Market Maker là những cá nhân có tiềm lực mạnh về tài chính, hay một tổ chức tài chính, đại loại họ có rất nhiều tiền.
  2. Mục đích của họ tham gia vào thị trường tài chính như chứng khoán, crypto, forex để làm gì? Chính là tạo thanh khoản cho thị trường, vì thị trường tài chính phải có người bán, người mua, khi giá xuống mạnh không ai dám mua thì Market Maker sẽ là người mua vào và khi giá lên nhiều người muốn mua thì Market Maker là người bán ra để tạo thanh khoản cho thị trường.
  3. Cụ thể Market Maker sẽ làm gì, thường khi một dự án được market maker đầu tư thì họ sẽ đàm phán để luôn mua được giá thấp hơn giá thị trường, đổi lại dự án sẽ được market maker đầu tư về marketing, truyền thông mạnh mẽ qua các kênh báo chí, mạng xã hội, thậm chí họ còn tự tạo ra những lệnh mua và bán để giúp dự án có khối lượng giao dịch sôi động, mục đích cuối cùng là dễ thu hút nhà đầu tư mới quan tâm và đổ tiền vào dự án đó.
  4. Quá trình làm giá của Market Maker hay còn gọi là bơm thổi. Khi đã marketing mạnh mẽ và thu hút nhiều nhà đầu tư mới, họ sẽ tiến hành đẩy giá lên từ từ để khiến nhà đầu tư nhầm tưởng dự án đang phát triển và sẽ còn lên giá tiếp, lúc này market maker sẽ tung ra những tin tức xấu để khiến giá dự án giảm từ từ khiến nhiều nhà đầu tư mới hoảng loạn, tâm lý yếu cắt lỗ và giá dự án bước vào giai đoạn đi ngang trong thời gian dài làm nhiều nhà đầu tư chán nản cắt lỗ sâu, rời bỏ thị trường, lúc này market maker sẽ âm thầm gom hàng để chuẩn bị cho lần thổi giá tiếp theo, và họ sẽ thường kiểm tra lại dự án đó bằng cách tung ra vài tin tức mới như bản cập nhật mới và thổi giá lên nhẹ xem dự án còn thu hút người dùng mới quan tâm hay không, nếu còn nhiều nhà đầu tư mới quan tâm họ mới tiến hành thổi giá tiếp, đó chính là cách để họ tạo ra lợi nhuận.
  5. Vậy nhà tạo lập Market Maker là tốt hay xấu, thực ra họ cũng vừa tốt và vừa xấu, tốt là khi họ giúp dự án thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo thanh khoản cho dự án, xấu là khi cách làm của họ sẽ khiến những nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm, tâm lý yếu dễ bị thua lỗ. Cũng như không phải dự án nào market maker đầu tư vào cũng thành công, có nhiều dự án họ cũng phải chấp nhận thua lỗ. Họ chỉ khác những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là tỷ lệ thắng của họ là cao hơn.

Trên là một vài thông tin cá nhân mình hiểu về Market Maker, chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu xót, hy vọng sẽ được các bạn góp ý thêm.

Bài viết tiếp theo mình sẽ viết về tâm lý và cảm xúc của cá nhân mình khi tìm hiểu và đầu tư vào dự án mà có dấu chân của Market Maker. Chúc các bạn luôn vững tâm lý trong đầu tư tài chính.

Tại sao đầu tư tài chính luôn thua lỗ?

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về thua lỗ trong đầu tư tài chính như chứng khoán, crypto, forex, thì chúng ta cũng nên tìm hiểu qua nguồn gốc bắt đầu, đa phần mọi người biết đến thị trường tài chính ở giai đoạn fomo của thị trường, tức là giai đoạn uptrend, tăng giá mạnh, lượng người chia sẻ qua mọi kênh truyền thông, mạng xã hội, báo chí, cùng với đó là những lúc mọi người đang rảnh và có tiền nhàn rỗi, hoặc đang khó khăn cần tìm một kênh kiếm tiền mới, cả kể chấp nhận vay mượn, cầm cố. Đó chính là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ trong đầu tư tài chính, khi mà đa phần mọi người đều không có kinh nghiệm và kiểm soát cảm xúc tâm lý trong đầu tư.

Thứ nhất, tâm lý chủ quan . Trên lý thuyết, những nhà đầu tư lão luyện sẽ kiếm lời nhiều hơn, song một khi thua lỗ mức độ nặng nề hơn rất nhiều. Trên thực tế, vị chuyên gia cho rằng nhiều người thua bởi vì quá giỏi, thất bại vì chính những ưu thế của mình.

“Không hiếm người chiến thắng trong 99 lần đầu tư trên thị trường tài chính như chứng khoán và crypto, song mất hết khi khi all in – full margin, futures ở trận thứ 100. Bởi trong 99 lần đầu tư trước đó, họ luôn giữ mức vốn vừa phải, tuân thủ kỷ luật chặt chẽ. Tuy nhiên, khi quá tự tin vào khả năng của bản thân, nhiều người sẽ mắc phải sai lầm dẫn đến “cháy tài khoản”.

Thứ hai, bỏ lỡ cơ hội vì thua lỗ trước đó . Lấy dẫn chứng cho điều này, vị chuyên gia cho rằng cú sập mạnh trong năm 2022 khiến nhiều người có tâm lý “chim non sợ cành cong”. Dù 6 tháng đầu năm nay thị trường tăng mạnh, nhưng nhiều người vẫn “ôm tiền đứng ngoài” và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.

Thứ ba, chọn sai cổ phiếu và luôn cho rằng giá có thể về đỉnh cũ. Sau một chu kỳ giảm, nhiều cổ phiếu đã chia đôi, chia ba so với đỉnh. Nhiều kỳ vọng lạc quan cho rằng khi thị trường bước vào chu kỳ tăng, sớm muộn cổ phiếu cũng vượt lại đỉnh cũ. Tuy nhiên, ông Khánh cho biết, sự thật là có những cổ phiếu không bao giờ quay trở lại đỉnh cũ khi doanh nghiệp của họ vẫn tồn tại nhưng không bao giờ quay lại được thời hoàng kim.

“Thị trường tăng nhưng nhiều người vẫn không thể kiếm lời vì họ giữ những cổ phiếu với kỳ vọng quá lớn. Không chỉ những nhà đầu tư lướt sóng, những người có tầm nhìn dài hạn vẫn có thể mất tiền khi chọn sai cổ phiếu”, ông Phan Dũng Khánh nhận định.

Thứ tư, vay nợ quá nhiều, dùng bòn bẩy sai. Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy cao có thể mang đến lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư nhưng rủi ro cũng tăng lên đáng kể. Càng sử dụng margin thì tỷ lệ khuyech lãi và lỗ cũng tăng lên tương ứng. Do đó, nếu không có những phân tích kỹ lưỡng cũng như không chắc chắn về khoản đầu tư của mình thì không nên liều lĩnh sử dụng đòn bẩy.

Thứ năm, short sell. Khi thị trường liên tục tăng điểm, nhiều người vẫn “đánh” xuống, thậm chí cho rằng chứng khoán có thể tiếp tục xuống vùng đáy cũ. Đây cũng là một yếu tố khiến nhà đầu tư đánh mất cơ hội, khó kiếm lời trên thị trường.

Thứ sáu, đầu tư quá ngắn hạn. Tùy trường phái đầu tư, song tầm nhìn dài hạn có thể giúp nhà đầu tư “ăn” được những đợt sóng dài. Ngược lại, vị chuyên gia cho rằng những con sóng quá nhỏ có thể khiến nhà đầu tư dễ “bước hụt”.

Bởi trong những con sóng ngắn hạn, nhà đầu tư thường dùng tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Do đó, tỷ lệ nhà đầu tư ngắn hạn thua cuộc bao giờ cũng nhiều hơn nhà đầu tư dài hạn thua cuộc. Thông thường, đầu tư lướt sóng cực ngắn chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có nghệ thuật phòng thủ chặt, đánh tỷ lệ tiền đều nhau,...

Thứ bảy, cố dự báo biến động ngắn hạn của thị trường. Theo chuyên gia, nhiều người thường có xu hướng muốn dự báo diễn biến ngắn hạn của thị trường để mua đáy bán đỉnh, song điều này rất khó.

“Tôi từng nghe một câu rất hay, cố gắng đi tìm lời giải thích cho biến động ngắn hạn của thị trường chẳng khác nào việc dò kết quả xổ số. Do đó, khi thị trường đi ngược vào dự báo, nhà đầu tư nên dừng giải thích tại sao, thay vào đó nên quan tâm đến việc giữ tiền để giữ cơ hội”. Còn tiền là còn cơ hội, hết tiền là hết cơ hội.

Theo Cafef.vn

Quản trị cảm xúc trong đầu tư tài chính, chứng khoán, crypto

Trong đầu tư tài chính, hay người ta thường gọi trò chơi money game mà đa phần người chơi tham gia là thua lỗ, mất mát, cả kể người mới chưa biết gì, hay người cũ có kinh nghiệm, có phương pháp đều mất mát và dần dần rời bỏ thị trường. Mấu chốt vấn đề có lẽ chính là cảm xúc, tâm lý của mỗi cá nhân trong đầu tư. Vậy làm sao để quản trị, làm chủ cảm xúc trong đầu tư tài chính như chứng khoán và crypto?

Sợ hãi và tham lam trong đầu tư là điều tốt, nhưng phải xuất hiện đúng lúc đúng chỗ.

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett có một câu nói nổi tiếng: “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi, hãy sợ hãi khi thị trường tham lam”. Biết sợ hãi và tham lam trong đầu tư vì thế là điều tốt.

Tổ tiên chúng ta ngày xưa nhờ sợ hãi mới biết chạy trốn các con thú săn mồi để không bị giết. Và cũng do tham lam hơn các loài vật khác nên con người mới biết trồng trọt, biết tích trữ thực phẩm, rồi mới xây dựng được xã hội phồn thịnh như ngày nay.

Vậy nhưng, không phải ngẫu nhiên mà chỉ số EQ lập luận rằng người nào càng có khả năng làm chủ cảm xúc, thì khả năng thành công trong cuộc sống càng cao. Điều này cũng đúng trong đầu tư chứng khoán. Thậm chí, kỹ năng làm chủ cảm xúc còn được các chuyên gia đặt lên hàng đầu, là nhân tố quyết định thắng - thua, được - mất.

Vậy ta nên làm gì để kiểm soát cảm xúc trong đầu tư, để những hành động "sợ hãi" và "tham lam" xuất hiện đúng lúc đúng chỗ?

Cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư như thế nào?

Hãy cùng phân tích đặc thù công việc của một nhà đầu tư. Mỗi ngày, khi thị trường chứng khoán mở cửa cũng là lúc ta bắt đầu ngồi trước một cái bảng giá, với các con số nhấp nháy xanh đỏ và biến đổi từng giây, từng phút. 

Nhìn bảng giá chán, ta lại đảo mắt sang những nhà đầu tư khác, những hội nhóm - group chat trên mạng xã hội, để xem người ta đang mua gì, bán gì, giá mục tiêu ra sao, hold mã này mã kia trong bao lâu,... Để rồi đến khi bảng giá đã tắt, thậm chí màn đêm đã buông xuống, ta vẫn suy nghĩ, lạc trong những bàn tán, phân tích.

Và việc mua bán theo cảm xúc cũng xuất hiện từ đây. Ví dụ, nếu ta vui, ta mờ mắt không nhìn thấy những rủi ro. Nếu ta sợ, ta bỏ lỡ những cơ hội tốt. Nếu ta tức giận, ta sẵn lòng chấp nhận rủi ro lớn để cố gắng gỡ gạc dù biết trước hậu quả (revenge trading). 

Sống trong môi trường vạn biến đó, nếu không có đủ bản lĩnh và kiến thức, ta rất dễ mua bán phi lý trí, thiếu kỷ luật. Và thế là tài khoản cũng tự "toang" theo.

Làm sao để kiểm soát cảm xúc trong đầu tư?

Định hình một phương pháp đầu tư cho bản thân

Khi đầu tư chứng khoán, trong nhiều trường hợp, bạn phải quyết định liên tục, và phải quyết nhanh. Nhưng để quyết định nhanh và chính xác, thì lại cần phải phân tích xử lý thông tin, thiết lập mục tiêu đầu tư, lên kế hoạch phân bổ,... Có rất nhiều việc phải làm, để đưa ra được một quyết định tốt.

Để làm mọi thứ đơn giản hơn, bạn cần có cho mình một hệ thống đầu tư, hay phương pháp đầu tư. Điều này giúp bạn thực hiện các hành động theo 1 chuỗi logic đã được lập trình sẵn. Nó sẽ là la bàn định hướng, để mỗi khi cần ra quyết định, bạn chỉ cần kiểm tra các điều kiện của hệ thống và làm theo.

Ví dụ, bạn có thể tuân thủ một kế hoạch đầu tư định kỳ (SIP - Systematic investment plan). Bằng việc tiết kiệm đầu tư liên tục từng khoản tiền nhỏ, bạn tận dụng được lợi thế từ việc trung bình giá vốn dài hạn (DCA - Dollar cost averaging). Nhờ có thói quen đầu tư định kỳ trong thời gian dài vào những tài sản quen thuộc, bạn sẽ cẩn trọng hơn trong các quyết định đầu cơ nhất thời nhiều rủi ro.

Xây dựng kiến thức đầu tư

Đọc xong ý trên, có thể nhiều bạn sẽ suy nghĩ: "Tôi chưa biết gì về đầu tư, làm sao xây dựng phương pháp đầu tư cho mình được?" Điều đó dẫn tới yếu tố thứ 2 mà bạn cần tập trung phát triển, đó là xây dựng kiến thức đầu tư.

Nhắc đến kiến thức đầu tư, có thể bạn sẽ nghĩ đến những PE, EPS, các phương pháp định giá,... (nếu theo phân tích cơ bản), hoặc MA, RSI, các chỉ báo kỹ thuật, cách đếm sóng,... (nếu theo phân tích kỹ thuật).

Điều này không sai, nhưng nếu không nhìn theo phương pháp đầu tư, những kiến thức trên có thể trở thành mớ kiến thức rời rạc. Những kiến thức đó phải được hệ thống hoá theo góc nhìn của 1 phương pháp, 1 lối tư duy đầu tư cụ thể. Bạn có thể tìm đọc những kiến thức này ở mục Tài chính cá nhân.

Để dễ dàng hơn, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tư vấn đầu tư, môi giới, thậm chí là chuyên gia quản lý quỹ - những người mà bạn biết chắc là có hệ thống đầu tư của riêng họ.

Tuy nhiên, khi nhận tư vấn đầu tư, dù đó là phương pháp gì đi nữa, bạn nhớ tìm hiểu kỹ từ chuyên gia về các thành tố quan trọng của một phương pháp đầu tư:

  • Logic tường minh, khách quan (không cảm tính) để đưa ra quyết định mua/bán.
  • Lịch sử đầu tư theo logic nói trên, áp dụng tại thị trường Việt Nam.
  • Nguyên tắc phân bổ danh mục đầu tư, kích cỡ đầu tư phù hợp.
  • Nguyên tắc quản trị rủi ro cần nêu rõ chúng ta sẽ làm gì khi rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, kiến thức đầu tư không chỉ là những kiến thức chuyên môn mà còn là sự hiểu biết chung. Chẳng hạn, bạn nên biết trước rằng không có phương pháp nào là toàn thắng; một cơ hội có khả năng mang lại lợi nhuận cao cũng sẽ có mức độ rủi ro cao; không có chuyện doanh nghiệp và cả nền kinh tế làm hùng hục mới tăng trưởng được chục phần trăm mỗi năm, mà bạn mới đầu tư cổ phiếu đã muốn lãi gấp 5 gấp 10,...

Không đứng núi này trông núi nọ

16 năm kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán giúp tôi có cơ hội gặp rất nhiều người. Rất nhiều trong số các khách hàng thổ lộ với tôi: “Mình chỉ cần kiếm lợi nhuận đều đặn đôi chục phần trăm mỗi năm là được rồi”.

Tuy vậy, họ lại không vui khi chỉ cầm mã tăng 35%, trong khi một mã X nào đấy tăng gấp đôi. Nhưng cũng có người may mắn, mua đúng mã X tăng gấp đôi rồi thì vẫn tiếc nuối: "Biết thế mua vào nhiều hơn".

Trong trường hợp này, thay vì so sánh mức lợi nhuận thực tế so với mục tiêu đặt ra ban đầu, thì họ lại so sánh với lợi nhuận của kẻ khác, hoặc mức lợi nhuận lẽ ra là có thể có được. Dù có lời nhiều đến đâu, thì kiểu gì họ cũng có lý do để tiếc nuối.

Giải pháp để không lâm vào tình trạng như trên, là quay về với mục tiêu và phương pháp đầu tư của bản thân. Nếu điều này vẫn không đủ mạnh, hãy thử gắn mục tiêu đó với những thứ quan trọng trong cuộc đời bạn.

Trong phát triển phần mềm, có 1 khái niệm là user story, được viết dưới format: “Là…, tôi muốn... để….“. Tôi rất thích cách viết này vì nó tập trung vào chủ thể và mục tiêu.

Ứng dụng vào đầu tư, ví dụ, chúng ta có thể viết như sau: “Là một người bố, tôi muốn đầu tư để có tiền cho con gái đi du học vào năm 18 tuổi". Tôi tin nếu bạn luôn nhớ điều này, bạn sẽ bớt cảm xúc, bớt liều lĩnh và tuân thủ kế hoạch đầu tư đã đề ra hơn, vì bạn biết việc này quyết định tương lai của con gái bạn. Là người bố, bạn không thể mang tương lai của con ra đánh cược được.

Một ví dụ khác, ta có thể viết: “Là trụ cột gia đình, tôi muốn đầu tư để có nguồn thu nhập thụ động bền vững, để gia đình tôi không phải lo lắng về tài chính khi về già". Nếu bạn phát biểu được điều này, hẳn bạn đã nhớ đến trách nhiệm của mình, nhớ mục tiêu an tâm tài chính. Những quyết định theo cảm xúc khiến cho bạn bất an vì thế sẽ không có cơ hội chi phối.

Kết

Có cảm xúc là cơ chế tự nhiên của các loài sinh vật, trong đó có con người. Vì vậy, nếu cảm xúc trở nên quá chi phối, ta cũng không nên chối bỏ chúng một cách cực đoan, mà chỉ nên tiết chế và kiểm soát chúng ở một cường độ thích hợp để thuận lợi hơn cho công việc.

Trải qua những cảm xúc trong đầu tư, cũng như leo lên đỉnh Fansipan vậy. Việc leo lên đỉnh có thể sẽ kém vui, nếu ta không trải qua cái buốt giá, những đau mỏi trơn trượt khi leo lên dốc, những lúc phải vật lộn với bùn lầy, phải đu mình vào từng khóm trúc mà đi.

Việc đầu tư cũng tương tự như vậy. Hãy chấp nhận, tận hưởng cảm xúc, nhưng đừng để chúng cản trở ta đến đích, để chúng lấn át mục tiêu, xoá mờ động lực trong ta.

Theo Vietcetera.com

Thị trường Crypto là gì? Có tồn tại mãi mãi không?

Crypto là khái niệm để chỉ về một loại hình đầu tư khá phổ biến mấy năm gần đây, và thường được gọi là tiền ảo.

Crypto là gì? Tiền điện tử là gì? Đầu tư thế nào cho hiệu quả? Có tồn tại mãi mãi không? Đây là những câu hỏi mà các nhà đầu tư quan tâm. Vậy trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tiền điện tử trước khi các bạn tiến hành đầu tư. 

1. Crypto là gì?

Crypto (cryptocurrency) tiếng Việt chính là tiền ảo. Crypto còn có rất nhiều tên gọi khác nhau khác như tiền điện tử hay tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và cả tiền mật mã,… 

Crypto tồn tại dưới dạng đồng tiền điện tử; được phát hành bởi các dự án Blockchain và được dùng như phương tiện giao dịch trên các nền tảng Blockchain. Nó có thể lưu trữ và giao dịch thông qua ứng dụng, phần mềm trên máy tính, qua điện thoại thông minh hoặc các loại ví kỹ thuật số chuyên dụng trong ngành.

Đặc điểm nổi bật nhất của tiền ảo Crypto là bất kỳ ai cũng có thể có khả năng tạo ra loại tiền này. Tuy nhiên, giá trị của một đồng Crypto có sự khác nhau, thông qua việc được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi như thế nào. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với tiền pháp định đang được phát hành, định giá và kiểm soát giá trị bởi các chính phủ.

2. Sàn crypto là gì?

Sàn crypto hiểu đơn giản chính là môi trường diễn ra hoạt động trao đổi tiền kỹ thuật số qua các nền tảng Blockchain. Sau khi được khai thác thành công, các thợ đào coin sẽ tìm cách công bố lượng coin họ đang sở hữu ra thị trường. Đối với nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác, chủ yếu họ sẽ phải giao dịch tiền mã hóa trên các sàn crypto.

Sàn crypto trong vài năm trở lại đây đang có sự phát triển như vũ bão cực kỳ nhanh chóng. Theo báo cáo của website xếp hạng Coinmarketcap, số lượng các sàn cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có thể lên đến con số gần 400 sàn.

3. Ưu và nhược điểm khi đầu tư crypto 

Ưu điểm khi đầu tư crypto

- Tính công bằng: Người dùng có thể dễ dàng mua bán trực tiếp tiền ảo mà không cần thông qua bên trung gian nào gây mất công bằng và khó khăn khi giao dịch. 

- Mang lại sự thuận tiện: Người dùng chỉ cần có một chiếc smartphone hay laptop, máy tính có kết nối internet là đã có thể tham gia đầu như vào bất kỳ thời điểm nào, ở bất cứ đâu. 

- Giao dịch nhanh chóng tiện lợi và chi phí thấp: Khi sử dụng crypto, các nhà đầu tư có thể chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách nhanh chóng và chi phí cực hợp lý. 

- Đầu tư crypto cũng đảm bảo an toàn và bảo mật cao khi thực hiện giao dịch. 
Nhược điểm khi đầu tư crypto

- Tại một số quốc gia thì đồng tiền mã hóa vẫn chưa được cộng đồng chấp nhận, chưa được lưu thông hoặc biết đến rộng rãi

- Sự biến động giá lớn và bất thường có thể thay đổi theo từng giờ từng phút đòi hỏi nhà đầu tư phải cập nhật theo dõi liên tục. 

- Đầu tư tiền ảo, người dùng và nhà đầu tư cần phải có đầy đủ kiến thức crypto liên quan và thời gian để tìm hiểu. 

4. Phân loại crypto

Trên thị trường tiền ảo hiện nay, Crypto sẽ được chia ra thành hai loại chính:

- Token

Token là một loại tiền ảo phát hành dựa vào hoạt động của những dự án được xây dựng từ một Blockchain cụ thể. Hầu hết trên thị trường hiện nay các token thường sử dụng blockchain của Ethereum. Số khác có thể phát triển trên nền tảng của Bitcoin, Solana hay Avalanche,… 

- Coin

Coin là một loại tiền được phát triển dựa trên nền tảng blockchain và hoàn toàn có sự độc lập. Coin hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến các hoạt động thanh toán, tài chính, hay các ứng dụng và bảo mật.

5. Cách đầu tư crypto hiệu quả

- Nhà đầu tư cần phải sàng lọc các thông tin thật kỹ lưỡng.

- Nhà đầu tư cũng cần phải học hỏi và liên tục nâng cao kiến thức tài chính, trau dồi kinh nghiệm. 

- Cần có niềm tin vào bản thân với mỗi quyết định được đề ra.

- Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra để phân tích nhằm đưa bản thân lên một tầm cao mới chính xác hơn.

6. Những câu hỏi thường gặp về Crypto

6.1. Crypto lưu trữ ở đâu?

Crypto sẽ được lưu trữ tại các ví tiền điện tử với 2 loại ví điện tử phổ biến là ví lạnh và ví nóng.

- Ví lạnh: Đây là loại ví được thiết kế trên nền tảng một thiết bị riêng, được quản lý ở chế độ offline và nhà đầu tư chỉ có thể truy cập khi sở hữu thiết bị. Ví lạnh phù hợp với những nhà đầu tư giá trị, nắm giữ khối lượng tiền mã hóa lớn trong khoảng thời gian dài hạn.

Nhờ được lưu trữ bằng thiết bị riêng ở chế độ offline, ví lạnh đảm bảo được tính bảo mật tương cao và việc bị đánh cắp Crypto rất hiếm khi xảy ra. Một số ví lạnh hay được sử dụng có thể kể đến như: Atomic, Exodus, Jaxx hay Blockchain,…

- Ví nóng: Loại ví này được gọi là ví nóng vì chúng luôn cần được kết nối Internet. Do đó, ví nóng thường phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn với nhiều giao dịch cần thực hiện liên tục và thường xuyên. Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm luôn kết nối với Internet mà ví nóng có độ an toàn thấp hơn ví lạnh do khả năng dễ bị tấn công cũng như đánh cắp thông tin.. Một số ví nóng phổ biến hiện nay có thể kể tới là: Trezor, Keepkey hay Ledger,…

6.2. Crypto ở Việt Nam có hợp pháp không?

Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo - Crypto không được công nhận là một loại tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại nước ta. Vì vậy, việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán hay giao dịch sẽ không được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Các hoạt động mua bán, sử dụng tiền mã hóa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không được pháp luật kiểm soát và bảo vệ.

Ngoài ra, theo nghị định 88/2019/NĐ-CP, các hoạt động cung ứng và sử dụng tiền mã hóa  Crypto nếu gây thiệt hại cho những người khác có thể bị xử phạt hành chính, cao hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

6.3. Crypto có lừa đảo không?

Khi nhắc đến thị trường Crypto hay tiền ảo, hầu hết tất cả các nhà đầu tư đều nghĩ đến ngay những dự án đa cấp có lợi nhuận siêu khủng, đầu tư ít thu nhập cao,… Tuy nhiên, trên thực tế thì không đơn giản để những người tham gia thị trường tiền ảo có thể mang lại lợi nhuận khủng cho mình, các bạn cần phải hiểu biết sâu sắc, nắm bắt thông tin và thị trường rõ ràng mới có thể cho ra được các quyết định đúng đắn.  

Bất kỳ kênh đầu tư nào sinh lời nào cũng đều đồng nghĩa tiềm ẩn những rủi ro đi kèm. Hầu hết các vụ bị lừa đảo đều do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, ham lợi mà chưa tìm hiểu kỹ lưỡng. Chính vì thế, nếu quyết định đầu tư tiền ảo, các bạn cần nắm thật chắc thông tin, thị trường cũng như hiểu rõ bản chất của loại hình đầu tư này. 

7. Thị trường Crypto có tồn tại mãi mãi không?

Câu hỏi này sẽ không ai có thể biết trước được, ví dụ BTC (bitcoin) đã tồn tại 14 năm qua, và càng ngày càng được nhiều tổ chức lớn, chính phủ chấp nhận, cũng như đang dần dần soạn thảo khung pháp lý rõ ràng cho thị trường crypto trong tương lai. Vì vậy từ bây giờ mọi người nên chuẩn bị cho mình những kiến thức căn bản về thị trường crypto để chuẩn bị cho một tương lai của thị trường tài chính mới mang tên Crypto.

 Trên đây là những thông tin làm rõ crypto là gì, cũng như các vấn đề liên quan tới đầu tư tài chính, tiền ảo. Hy vọng các bạn sẽ làm chủ được ví tiền của mình, để từ đó cho ra những quyết định đầu tư vào hình thức an toàn đảm bảo và mang lại lợi nhuận.

Theo Topi.vn

CÁCH DCA TRUNG BÌNH GIÁ ĐỂ CÓ LỢI NHUẬN

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn diễn biến khó lường, giật lên, giật xuống mạnh giống như chỉ báo tham lam và sợ hãi thời gian qua. Bài v...